Bộ nhớ Optane là sản phẩm đến từ hãng sản xuất Intel nổi tiếng. Các thiết bị và linh kiện điện tử của hãng này đều có sự vượt trội về thiết kế, kích thước cũng như tính năng sử dụng. Người dùng thường đắn đo rằng nên mua ổ SSD hay nâng cấp HDD với intel optane? Với đánh giá Intel Optane bổ ích dưới đây chắc hẳn bạn hoàn toàn có thể đưa ra được những lựa chọn cực kì thông minh dành cho máy tính của mình.
Bộ nhớ Optane-Bộ nhớ siêu nhanh thế hệ mới của Intel
Optane là tên gọi chung cho dòng bộ nhớ siêu nhanh mà Intel ra mắt vào 2017. Với kĩ thuật chế tạo 3D NAND và các công nghệ độc quyền, hiện đại của Intel đã mang lại dòng sản phẩm có chất lượng tuyệt vời, tốc độ nhanh hơn, với độ trễ chỉ vào khoảng 10 micro giây, cực kì thấp so với các dòng khác trên thị trường.
Được giới thiệu từ sự kiện CES 2017, nhưng đến nửa năm sau người dùng mới có cơ hội trải nghiệm và đánh giá Intel Optane với tốc độ tuyệt vời mà Intel Optane mang lại. Mặc dù hiệu quả là thế, nhưng Optane chỉ phát huy tác dụng trên một số bo mạch chủ được hỗ trợ. Điều này thực sự khá đáng tiếc đối với một số dòng máy tính thế hệ cũ. Theo phía nhà sản xuất, bộ nhớ Optane cũng chỉ tương thích với dòng chip Intel Core i7 – Kaby Lake trở lên, được bán ra với chuẩn M.2.
Đánh giá Intel Optane sử dụng kết nối khá hoàn hảo PCIe 3.0 x2, trong khi đó thiết kế của các ổ M.2 PCIe SSD đều chiếm dụng hết 4 lanes của khe cắm M.2 PCIe 3.0. Liên kết hai lanes giúp cho Optane sử dụng các điểm then chốt tương tự kết nối B và M được sử dụng bởi các ổ M.2 SSD SATA. Bảng mạch của Intel Optane có kích thước tiêu chuẩn là 22x80mm. Chip điều khiển nhỏ hơn rất nhiều so với bộ điều khiển trên SSD. Bên cạnh đó, bộ nhớ Optane được trang bị thêm một hoặc hai chip nhớ 3D Xpoint.
Bạn nên nhớ rằng, đánh giá Intel Optane không phải là RAM, nó cũng không giống như một thiết bị lưu trữ thông thường. Hiểu một cách đơn giản, sản phẩm này hoạt động như một bộ nhớ đệm, linh kiện nối giữa RAM và bộ nhớ lưu trữ bên trong máy. Mục đích của nó tối ưu hóa khả năng truyền dữ liệu nhanh hơn và tiện lợi hơn giữa RAM, bộ nhớ trong và bộ vi xử lý.
Thông số kỹ thuật
Với từng phiên bản khác nhau, Optane được trang bị hiệu suất riêng biệt. Với giao tiếp PCIe x2 làm cho tốc độ đọc dữ liệu thuần tăng lên đáng kể so với các dòng sản phẩm như NVMe SSD. Ở phiên bản 16gb, cho tốc độ đọc là 900MB/s, bản 32gb lên tới 1350MB/s.
Hiệu suất đọc ghi ngẫu nhiên lần lượt đạt 35k và 65k IOPS, con số này tương đương với các chip TCL truyền thống và MLC SSD tương ứng, nhưng lại thấp hơn rất nhiều so với NVMe SSD trên thị trường.
Đánh giá Intel Optane về khả năng tiêu thụ điện năng và các con số về độ bền không thực sự tuyệt hảo như mong đợi. Công suất hoạt động của nó vào khoảng 3.5W, khi ở chế độ nhàn rỗi thì con số này là 1W hoặc có thể nhiều hơn nếu không bật ính năng PCIe Actice State Power Management và NVMe Power States. Khi những con số về tiêu thụ điện năng được thêm vào mức tiêu thụ năng lượng thì cấu hình của bộ nhớ đệm Intel Optane không có giá trị hiệu quả về điện năng.
Nhưng điều khiến nhiều người dùng đặc biệt quan tâm đến đó là độ bền của 3D Xpoint có độ bền gấp 1000 lần so với NAND Flash. Con số này vượt xa khả năng ghi của bất kỳ ổ đĩa thương mại nào ngay cả khi nó có dung lượng bé đi chăng nữa.
Intel Optane làm cho máy tính hoạt động nhanh hơn như thế nào?
Theo một số tài liệu khi đánh giá Intel Optane, nếu được bổ sung bộ nhớ Optane vào bo mạch chủ có thể giúp máy tính tăng hiệu suất sử dụng tổng thể lên đến 28%, tốc độ truy cập dữ liệu tang 1400% so với ổ đĩa quay đời cũ, đáp ứng khả năng giải quyết công việc gấp đôi của người dùng.
Làm phép so sánh đơn giản khi đánh giá Intel Optane và sự kết hợp với SSD và HDD nhé. Hầu hết ổ HDD còn thua kém xa cả về hiệu suất sử dụng lẫn tốc độ truy cập dữ liệu so với SSD. Tuy nhiên sự ra đời của Optane và màn kết hợp hoàn hảo của HDD+Optane sẽ là câu chuyện hoàn toàn khác hẳn. Qua nhiều cuộc thử nghiệm cho thấy, sự kết hợp này thực sự đã làm tang hiệu năng tổng thể và đánh bại ổ SSD ở một vài tính năng.
Nhiều người đã nảy sinh ý tưởng ghép nối ổ SSD với Optane. Nhưng giải pháp này thực sự không gây được ấn tượng bằng HDD+Optane, đặc biệt là trong trường hợp người dùng muốn sử dụng ổ cứng có dung lượng bộ nhớ cao để lưu trữ được nhiều dữ liệu. Bởi Optane chỉ hoạt động với ổ đĩa chính của hệ điều hành và việc chi tiền mua bộ nhớ Optane cho SSD là một sự lãng phí lớn nhưng không đem lại nhiều hiệu quả tích cực.
Nếu bạn đang phân vân không biết nên mua ổ SSD hay nâng cấp Optane cho ổ HDD thì chắc hẳn đã có cho mình được câu trả lời phù hợp sau bài đánh giá intel optane. Chỉ cần hiệu suất của Optane+HDD gần bằng SSD thì cũng đủ để cho bạn sử dụng hàng ngày và hài lòng nhất mỗi khi làm việc.